Phật pháp ứng dụng Shoun và mẹ

Shoun đã trở thành một thiền sư của phái Soto. Cha ngài qua đời khi ngài còn là một thiền sinh, để lại một mẹ già ngài phải chăm nom. Mỗi khi đến thiền đường ngài đều đưa mẹ theo. Vì mẹ ngài luôn ở bên cạnh, cho nên khi viếng các tự viện, ngài không thể
ngụ cùng chư tăng. 


Ngài xây một thảo am kế cận để được săn sóc cho mẹ. Ngài thường chép kinh kệ để sinh sống. Khi Shoun mua cá cho mẹ, kẻ chợ đều mĩa mai, bởi nghĩ rằng ngài phạm giới, nhưng ngài bõ ngoài tai. 

Tuy vậy, mẹ ngài lại đau lòng khi thấy mọi người đàm tiếu con mình. Sau rốt bà bảo Shoun: "Mẹ nghĩ mẹ có thể trở thành ni cô và ăn chay được." Bà liền thực hành và tu học.

Shoun rất thích nhạc và đã từng là bậc thầy về đàn tranh. Mẹ ngài cũng biết chơi đàn tranh. Có nhiều đêm trăng tròn, hai mẹ con thường hòa đàn với nhau.


Một đêm có người con gái đi ngang nhà và nghe được tiếng đàn, liền mời ngài đến nhà nàng đánh đàn vào đêm sau. Ngài nhận lời. Vài ngày sau, ngài gặp cô gái ngoài phố và cám ơn nàng về lòng hiếu khách. Mọi người đều cười chế nhạo vì người thiếu nữ đó là
gái giang hồ.


Một ngày kia Shoun phải đến thuyết pháp ở một ngôi chùa xa. Vài tháng sau, ngài trở về và được tin mẹ vừa mất. Người quen không biết ngài ở đâu để báo tin, nên tiến hành tang lễ.


Shoun bước đến, dùng gậy gõ lên quan tài. "Mẹ ơi, con đã về đây," ngài nói.


"Con ạ, mẹ vui lắm khi thấy con trở về," ngài tự trả lời.


"Vâng, con cũng vui lắm," Shoun trả lời. Rồi ngài tuyên bố cùng mọi người:


"Tang đã xong. Xin chôn cất tử tế."


Khi Shoun về già, ngài biết không còn sống được bao lâu, liền gọi môn đồ đến vào một buổi sáng rồi bảo rằng ngài sẽ viên tịch vào buổi trưa. Ðốt hương trước di ảnh của mẹ và sư phụ, ngài viết một bài kệ:


Ta đã cố sống cho trọn vẹn trong năm mươi sáu năm,
Rong ruỗi trên đời.
Bây giờ mưa đã tạnh và mây đang tan,
Có gương trăng tròn trong bầu trời xanh.
Môn đệ của ngài vây quanh tụng kinh, và Shoun ra đi trong tiếng kinh cầu.


Xem thêm:

Shoun và mẹ

Phật pháp ứng dụng Shoun và mẹ

Shoun đã trở thành một thiền sư của phái Soto. Cha ngài qua đời khi ngài còn là một thiền sinh, để lại một mẹ già ngài phải chăm nom. Mỗi khi đến thiền đường ngài đều đưa mẹ theo. Vì mẹ ngài luôn ở bên cạnh, cho nên khi viếng các tự viện, ngài không thể
ngụ cùng chư tăng. 


Ngài xây một thảo am kế cận để được săn sóc cho mẹ. Ngài thường chép kinh kệ để sinh sống. Khi Shoun mua cá cho mẹ, kẻ chợ đều mĩa mai, bởi nghĩ rằng ngài phạm giới, nhưng ngài bõ ngoài tai. 

Tuy vậy, mẹ ngài lại đau lòng khi thấy mọi người đàm tiếu con mình. Sau rốt bà bảo Shoun: "Mẹ nghĩ mẹ có thể trở thành ni cô và ăn chay được." Bà liền thực hành và tu học.

Shoun rất thích nhạc và đã từng là bậc thầy về đàn tranh. Mẹ ngài cũng biết chơi đàn tranh. Có nhiều đêm trăng tròn, hai mẹ con thường hòa đàn với nhau.


Một đêm có người con gái đi ngang nhà và nghe được tiếng đàn, liền mời ngài đến nhà nàng đánh đàn vào đêm sau. Ngài nhận lời. Vài ngày sau, ngài gặp cô gái ngoài phố và cám ơn nàng về lòng hiếu khách. Mọi người đều cười chế nhạo vì người thiếu nữ đó là
gái giang hồ.


Một ngày kia Shoun phải đến thuyết pháp ở một ngôi chùa xa. Vài tháng sau, ngài trở về và được tin mẹ vừa mất. Người quen không biết ngài ở đâu để báo tin, nên tiến hành tang lễ.


Shoun bước đến, dùng gậy gõ lên quan tài. "Mẹ ơi, con đã về đây," ngài nói.


"Con ạ, mẹ vui lắm khi thấy con trở về," ngài tự trả lời.


"Vâng, con cũng vui lắm," Shoun trả lời. Rồi ngài tuyên bố cùng mọi người:


"Tang đã xong. Xin chôn cất tử tế."


Khi Shoun về già, ngài biết không còn sống được bao lâu, liền gọi môn đồ đến vào một buổi sáng rồi bảo rằng ngài sẽ viên tịch vào buổi trưa. Ðốt hương trước di ảnh của mẹ và sư phụ, ngài viết một bài kệ:


Ta đã cố sống cho trọn vẹn trong năm mươi sáu năm,
Rong ruỗi trên đời.
Bây giờ mưa đã tạnh và mây đang tan,
Có gương trăng tròn trong bầu trời xanh.
Môn đệ của ngài vây quanh tụng kinh, và Shoun ra đi trong tiếng kinh cầu.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Kitano Gempo, viện chủ của thiền viện Eihei, viên tịch vào năm 1933 lúc chín mươi hai tuổi. Suốt đời ngài đã giữ mình không để bị chấp trước vào vật gì. Lúc còn là một hành giả khất thực ở tuổi hai mươi ngài gặp một người đồng hành nghiện thuốc lá.




Phật pháp ứng dụng Không vướng mắc

Ðang lúc cùng đi xuống núi, họ ngừng lại nghỉ dưới một gốc cây. Kẻ đồng hành mời ngài thuốc hút, ngài nhận vì đang đói bụng.
"Thật là thích thú làm sao khi hút," ngài nhận xét. Kẽ kia biếu ngài một ống điếu khác và gói thuốc lá rồi chia tay.
 

Kitano chợt nghĩ: "Nỗi thích thú này có thể gây trở ngại cho việc thiền định. Trước khi quá muộn, ta nên ngưng lại ngay." Rồi ngài liền quẳng điếu.

Khi hai mươi ba tuổi, ngài nghiên cứu Kinh Dịch, vũ trụ quan sâu xa nhất. Bấy giờ vào mùa đông và ngài cần áo ấm. Ngài viết thư cho sư phụ ở cách xa hằng trăm dậm xin giúp đở, và gởi cho một khách du lịch nhờ trao lại. Mùa đông sắp hết mà chẳng thấy thư hồi âm hay quần áo ấm đâu cả. Kitano liền bốc quẻ Kinh Dịch xem bức thư có đi lạc hay không. Ngài đoán đúng, vì sau đó bức thư từ sư phụ chẳng thấy đả động gì đến quần áo ấm cả.


"Nếu ta dùng Kinh Dịch mà đoán đúng mọi chuyện thì ta sẽ xao lảng việc thiền định,"


Kitano cảm thấy như thế. Rồi ngài liền từ bõ môn học kỳ bí đó và không bao giờ đoái hoài đến nó nữa.


Khi được hai mươi tám tuổi, ngài học lối viết thảo triện và thơ văn. Ngài trở thành điêu luyện đến nỗi sư phụ ngài còn ca ngợi. Kitano suy ghĩ: "Nếu ta không ngừng ngay, thì ta sẽ trở thành một thi sĩ, mà không phải là một thiền sư." Rồi ngài chẳng bao giờ viết một bài thơ nào nữa.


Xem thêm:

Không vướng mắc

Kitano Gempo, viện chủ của thiền viện Eihei, viên tịch vào năm 1933 lúc chín mươi hai tuổi. Suốt đời ngài đã giữ mình không để bị chấp trước vào vật gì. Lúc còn là một hành giả khất thực ở tuổi hai mươi ngài gặp một người đồng hành nghiện thuốc lá.




Phật pháp ứng dụng Không vướng mắc

Ðang lúc cùng đi xuống núi, họ ngừng lại nghỉ dưới một gốc cây. Kẻ đồng hành mời ngài thuốc hút, ngài nhận vì đang đói bụng.
"Thật là thích thú làm sao khi hút," ngài nhận xét. Kẽ kia biếu ngài một ống điếu khác và gói thuốc lá rồi chia tay.
 

Kitano chợt nghĩ: "Nỗi thích thú này có thể gây trở ngại cho việc thiền định. Trước khi quá muộn, ta nên ngưng lại ngay." Rồi ngài liền quẳng điếu.

Khi hai mươi ba tuổi, ngài nghiên cứu Kinh Dịch, vũ trụ quan sâu xa nhất. Bấy giờ vào mùa đông và ngài cần áo ấm. Ngài viết thư cho sư phụ ở cách xa hằng trăm dậm xin giúp đở, và gởi cho một khách du lịch nhờ trao lại. Mùa đông sắp hết mà chẳng thấy thư hồi âm hay quần áo ấm đâu cả. Kitano liền bốc quẻ Kinh Dịch xem bức thư có đi lạc hay không. Ngài đoán đúng, vì sau đó bức thư từ sư phụ chẳng thấy đả động gì đến quần áo ấm cả.


"Nếu ta dùng Kinh Dịch mà đoán đúng mọi chuyện thì ta sẽ xao lảng việc thiền định,"


Kitano cảm thấy như thế. Rồi ngài liền từ bõ môn học kỳ bí đó và không bao giờ đoái hoài đến nó nữa.


Khi được hai mươi tám tuổi, ngài học lối viết thảo triện và thơ văn. Ngài trở thành điêu luyện đến nỗi sư phụ ngài còn ca ngợi. Kitano suy ghĩ: "Nếu ta không ngừng ngay, thì ta sẽ trở thành một thi sĩ, mà không phải là một thiền sư." Rồi ngài chẳng bao giờ viết một bài thơ nào nữa.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tổ Tăng-Già-Nan-Đề

Ngài là hoàng-tử con vua Bảo-Trang-Nghiêm ở thành Thất-La-Phiệt. Ngài sanh chưa bao lâu đã biết nói, mà thường nói việc Phật pháp. Năm bảy tuổi, Ngài chán thú vui ở đời, cầu xin xuất gia. Ngài nói kệ xin cha mẹ :

Khể thủ đại từ phụ, Hòa nam cốt huyết mẫu, Ngã kim dục xuất gia, Hạnh nguyện ai mẫn cố .

Dịch : Cúi đầu lễ cha lành, Nép mình lạy mẹ hiền, Nay con muốn xuất gia, Xin thương xót nhận cho .

Cha mẹ cố khuyên giải không cho. Ngài phải nhịn ăn nài nỉ cho kỳ được. Cuối cùng cha mẹ thấy chí Ngài quá mạnh không sao ngăn nổi, nên cho xuất gia với điều kiện ở một ngôi nhà riêng trong hoàng cung. Vua thỉnh Sa-Môn Thiền -Lợi- Đa về dạy Phật pháp cho Ngài. Từ đây Ngài được pháp danh là Tăng-Già Nan-Đề. Ngài ở trong hoàng cung chín năm tu hành, mới được thọ giới cụ túc. Một hôm, Ngài tự cảnh tỉnh : -Ta đã thọ giới cụ túc mà còn ở trong nhà thế t ục nầy sao ? Chợt một buổi chiều trời quang mây tạnh, Ngài nhìn thấy một con đường bằng phẳng, ở xa đầ u kia lố dạng một ngọn núi xanh. Ngài liền cất bước nhắm hòn núi thẳng tiế n. Ngài đi đến dưới núi mà trời chưa tối. Tự Ngài tìm được thất đá rồi ngồi thiền nơi ấy. Năm ấy Ngài 26 tuổi.

Sáng hôm sau, vua nghe mất Thái-tử cho người tìm kiếm khắp nơi không được. Bực mình, vua đuổi Sa-Môn Thiền-Lợi-Đa ra khỏi thành. Ngài tu thiền ở đây ngót mười năm, mới có cơ duyên gặp Tổ La-Hầu-La-Đa được truyền chánh pháp. Sau khi đắc pháp, Ngài thống lãnh đồ chúng du hóa khắp nơi làm lợi lạc quần sanh. Một hôm, Ngài bảo đồ chúng:

-Thầy ta La-Hầu-La-Đa thường nói nước Ma-Đề sẽ ra đời một vị thánh tên Già-Da-Xá-Đa nối ta truyền pháp. Nay ta và các ngươi sang nước ấy tìm. Ngài liền dẫn đồ chúng du hóa nước Ma-Đề. Đang đi trong nước nầy, bỗng có một luồng gió mát lành từ phương tây thổi đến làm mát khỏe toàn chúng, Ngài bảo chúng : -Đây là đạo đức phong, ba ngàn dặm về phía tây ắt gặp thánh nhơn. Thầy trò đi đến một hòn núi nhìn lên đảnh có áng mây năm sắc.

Ngài bảo chúng : -Trên đỉnh núi có mây tía như cái lọng ắt là chỗ thánh nhơn ở. Lên đến đảnh, quả nhiên thấy một mái nhà tranh nằm bên cạnh núi. Một đứa bé cầm gương tròn, đến trước bái Ngài. Ngài hỏi : -Ngươi bao nhiêu tuổi ?

Đứa bé thưa : -Trăm tuổi. –Ngươi còn bé mà sao trăm tuổi ? –Tôi chẳng hiểu sao, chính tôi một trăm tuổi. –Ngươi có căn cơ lành chăng ? -Phật đâu không nói kệ :<Nếu người sanh trăm tuổi không hội được cơ duyên chư Phật, chẳng bằng sanh một ngày, mà được hiểu rành rõ>. –Ngươi cầm gương tròn ý muốn làm gì ? Đứa bé nói kệ :

Chư Phật đại viên giám, Nội ngoại vô hà ế, Lưỡng nhơn đồng đắc kiến, Tâm nhãn giai tương tợ.

Dịch : Chư Phật gương tròn lớn, Trong ngoài không vết che, Hai người đồng được thấy, Tâm mắt đều giống nhau .

Cha mẹ thấy đứa bé đối đáp hợp đạo như thế, đồng ý cho Ngài làm thị giả , Ngài nhận đứa bé dẫn về tịnh-xá cạo tóc thọ giới, cho hiệu là Già-Da-Xá-Đa. Một hôm, gió thổi cái linh treo trên điện Phật khua động, Ngài hỏi Xá-Đa: - Linh kêu hay gió kêu ? –Xá-Đa thưa: -Chẳng phải linh kêu, chẳng phải gió kêu, mà tâm con kêu.–Tâm ngươi là cái gì ? - Đều lặng lẽ. –Hay thay! ngươi khéo hội lý Phật, nên nói pháp yếu, nối đạo cho ta, chẳng phải ngươi còn ai ? Ngài liền nói kệ

Tâm địa bổn vô sanh, Nhơn địa tùng duyên khởi, Duyên chủng bất tương phòng, Hoa quả diệc phục nhi .

Dịch : Đất tâm vốn không sanh, Nhơn đất từ duyên khởi, Duyên giống chẳng ngại nhau, Hoa trái cũng như thế .

Nói kệ xong, Ngài nắm cành cây mà hóa. Đồ chúng bàn nhau: < Thầy ta diệt độ ở dưới tàng cây, cũng là điềm che mát cho kẻ sau >. Liền làm lễ hỏa táng tại đây .


Xem thêm:

Tổ Tăng-Già-Nan-Đề

Phật pháp ứng dụng Tổ Tăng-Già-Nan-Đề

Ngài là hoàng-tử con vua Bảo-Trang-Nghiêm ở thành Thất-La-Phiệt. Ngài sanh chưa bao lâu đã biết nói, mà thường nói việc Phật pháp. Năm bảy tuổi, Ngài chán thú vui ở đời, cầu xin xuất gia. Ngài nói kệ xin cha mẹ :

Khể thủ đại từ phụ, Hòa nam cốt huyết mẫu, Ngã kim dục xuất gia, Hạnh nguyện ai mẫn cố .

Dịch : Cúi đầu lễ cha lành, Nép mình lạy mẹ hiền, Nay con muốn xuất gia, Xin thương xót nhận cho .

Cha mẹ cố khuyên giải không cho. Ngài phải nhịn ăn nài nỉ cho kỳ được. Cuối cùng cha mẹ thấy chí Ngài quá mạnh không sao ngăn nổi, nên cho xuất gia với điều kiện ở một ngôi nhà riêng trong hoàng cung. Vua thỉnh Sa-Môn Thiền -Lợi- Đa về dạy Phật pháp cho Ngài. Từ đây Ngài được pháp danh là Tăng-Già Nan-Đề. Ngài ở trong hoàng cung chín năm tu hành, mới được thọ giới cụ túc. Một hôm, Ngài tự cảnh tỉnh : -Ta đã thọ giới cụ túc mà còn ở trong nhà thế t ục nầy sao ? Chợt một buổi chiều trời quang mây tạnh, Ngài nhìn thấy một con đường bằng phẳng, ở xa đầ u kia lố dạng một ngọn núi xanh. Ngài liền cất bước nhắm hòn núi thẳng tiế n. Ngài đi đến dưới núi mà trời chưa tối. Tự Ngài tìm được thất đá rồi ngồi thiền nơi ấy. Năm ấy Ngài 26 tuổi.

Sáng hôm sau, vua nghe mất Thái-tử cho người tìm kiếm khắp nơi không được. Bực mình, vua đuổi Sa-Môn Thiền-Lợi-Đa ra khỏi thành. Ngài tu thiền ở đây ngót mười năm, mới có cơ duyên gặp Tổ La-Hầu-La-Đa được truyền chánh pháp. Sau khi đắc pháp, Ngài thống lãnh đồ chúng du hóa khắp nơi làm lợi lạc quần sanh. Một hôm, Ngài bảo đồ chúng:

-Thầy ta La-Hầu-La-Đa thường nói nước Ma-Đề sẽ ra đời một vị thánh tên Già-Da-Xá-Đa nối ta truyền pháp. Nay ta và các ngươi sang nước ấy tìm. Ngài liền dẫn đồ chúng du hóa nước Ma-Đề. Đang đi trong nước nầy, bỗng có một luồng gió mát lành từ phương tây thổi đến làm mát khỏe toàn chúng, Ngài bảo chúng : -Đây là đạo đức phong, ba ngàn dặm về phía tây ắt gặp thánh nhơn. Thầy trò đi đến một hòn núi nhìn lên đảnh có áng mây năm sắc.

Ngài bảo chúng : -Trên đỉnh núi có mây tía như cái lọng ắt là chỗ thánh nhơn ở. Lên đến đảnh, quả nhiên thấy một mái nhà tranh nằm bên cạnh núi. Một đứa bé cầm gương tròn, đến trước bái Ngài. Ngài hỏi : -Ngươi bao nhiêu tuổi ?

Đứa bé thưa : -Trăm tuổi. –Ngươi còn bé mà sao trăm tuổi ? –Tôi chẳng hiểu sao, chính tôi một trăm tuổi. –Ngươi có căn cơ lành chăng ? -Phật đâu không nói kệ :<Nếu người sanh trăm tuổi không hội được cơ duyên chư Phật, chẳng bằng sanh một ngày, mà được hiểu rành rõ>. –Ngươi cầm gương tròn ý muốn làm gì ? Đứa bé nói kệ :

Chư Phật đại viên giám, Nội ngoại vô hà ế, Lưỡng nhơn đồng đắc kiến, Tâm nhãn giai tương tợ.

Dịch : Chư Phật gương tròn lớn, Trong ngoài không vết che, Hai người đồng được thấy, Tâm mắt đều giống nhau .

Cha mẹ thấy đứa bé đối đáp hợp đạo như thế, đồng ý cho Ngài làm thị giả , Ngài nhận đứa bé dẫn về tịnh-xá cạo tóc thọ giới, cho hiệu là Già-Da-Xá-Đa. Một hôm, gió thổi cái linh treo trên điện Phật khua động, Ngài hỏi Xá-Đa: - Linh kêu hay gió kêu ? –Xá-Đa thưa: -Chẳng phải linh kêu, chẳng phải gió kêu, mà tâm con kêu.–Tâm ngươi là cái gì ? - Đều lặng lẽ. –Hay thay! ngươi khéo hội lý Phật, nên nói pháp yếu, nối đạo cho ta, chẳng phải ngươi còn ai ? Ngài liền nói kệ

Tâm địa bổn vô sanh, Nhơn địa tùng duyên khởi, Duyên chủng bất tương phòng, Hoa quả diệc phục nhi .

Dịch : Đất tâm vốn không sanh, Nhơn đất từ duyên khởi, Duyên giống chẳng ngại nhau, Hoa trái cũng như thế .

Nói kệ xong, Ngài nắm cành cây mà hóa. Đồ chúng bàn nhau: < Thầy ta diệt độ ở dưới tàng cây, cũng là điềm che mát cho kẻ sau >. Liền làm lễ hỏa táng tại đây .


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Bồ-Tát Long-Thọ

Ngài cũng có tên là Long-Thắng, dòng Phạm-Chí ở miền Tây-Ấn. Thuở nhỏ, Ngài bẩm tánh thông minh; vừa nghe Phạm-Chí tụng bốn kinh Phệ- Đà là Ngài thuộc lòng văn nghĩa. Đến 20 tuổi, Ngài đi châu du khắp các nước tìm học các môn thiên văn, địa lý, toán số, sấm ký và các học thuật của ngoại đạo. Môn nào Ngài học đến đều xuất sắc hơn mọi người. Nhơn một cơ duyên chẳng lành. Ngài nhận thực được các pháp là vô thường đau khổ nên vào núi ở ẩn. Số người tìm đến cầu học với Ngài rất đông.

Sau khi gặp Tổ Ca-Tỳ-Ma-La cảm hóa, Ngài xin xuất gia được Tổ độ cho và truyền cả tâm ấn. Từ đó, Ngài vân du thuyết pháp khắp nơi, lần lượt đến miền Nam-Ấn. Dân chúng xứ nầy chỉ sùng phước nghiệp, từ Ngài đến đem pháp yếu chỉ dạy, họ tự bảo nhau :< Chỉ phước nghiệp nầy là việc tối thắng, nói về Phật tánh thì đâu thể thấy >.

Ngài nhơn đó bảo họ : -Các ngươi nếu muốn thấy được Phật tánh thì trước hết phải bỏ tâm ngã mạn đi, mới có thể thấy được. Họ hỏi Ngài : -Phật tánh lớn hay nhỏ ? Ngài đáp : -Chẳng nhỏ chẳng lớn, không rộng không hẹp, không phước không báo, chẳng chết chẳng sống. Dân chúng nghe Ngài nói tột lý, vui mừng nguyện học pháp ấy. Ngài liền ngay trên tòa hóa thân như vầng mặt trăng. Dân chúng tuy nghe thuyết pháp mà không thấy có hình Ngài. Trong ấy có con một ông nhà giàu tên là Ca-Na-Đề-Bà, khi thấy thế liền cảm ngộ.

Đề-Bà bảo dân chúng : -Biết tướng nầy chăng ? Dân chúng thưa : -Chúng tôi không thể phân biệt được. Đề-Bà nói: -Đây là Bồ-Tát thị hiện để biểu thị Phật tánh, muốn chúng ta hiểu rõ vậy. Vô tướng tam muội giống như mặt trăng tròn là nghĩa Phật tánh rỗng rang sáng suốt. Đề-Bà nói dứt lời thì vầng trăng ẩn mất, Bồ-Tát hiện ngồi an nhiên chỗ cũ, nói kệ: Thân hiện viên nguyệt tướng, Dĩ biểu chư Phật thể, Thuyết pháp vô kỳ hình, Dụng biện phi thinh sắc.

Dịch : Thân hiện tướng trăng tròn, Để nêu thể các Phật, Nói pháp không hình ấy, Dùng rõ phi thinh sắc .

Toàn chúng nghe xong, đều cảm ngộ, cầu xin xuất gia. Ngài triệu tập các bậc thánh tăng đến truyền giới. Trong số xuất gia nầy, Đề-Bà là người dẫn đầu. Một quốc gia ở gần miền Nam-Ấn, có đến năm ngàn người tu theo ngoại đạo được nhiều phép lạ, Vua và quốc dân đều thọ giáo nơi họ, khiến đạo Phật mờ tối. Ngài thấy thế cảm động, bèn đổi hình thức, mặc áo trắng đợi mỗi khi vua ra thành, Ngài cầm cây cờ đi trước, hoặc ẩn hoặc hiện. Làm như thế đến bảy lần. Hôm nọ,vua lấy làm lạ kêu lại hỏi : -Ngươi là người gì dám đi trước ta, mà bắt không được, thả chẳng đi ?

Ngài đáp : -Tôi là người trí, biết tất cả việc. Vua nghe ngạc nhiên, muốn thí nghiệm nói: -Chư thiên nay đang làm gì ?

Ngài đáp : -Chư thiên đang đấu chiến với A-Tu-La. Vua hỏi : -Làm sao được biết ? Ngài đáp :-Nếu bệ hạ muốn biết chốc lát sẽ thấy chứng nghiệm. Quả nhiên, phút chốc thấy gươm giáo tay chơn ở trên không rơi xuống. Vua và quốc dân rất kính phục Ngài, nhơn đó, Ngài chuyển họ trở lại quy y Tam-Bảo. Hôm nọ, Ngài gọi Ca-Na-Đề-Bà đến dặn dò.

-Như-Lai lấy đại pháp nhãn tạng trao cho Tổ Ca-Diếp, cho đến đời ta, nay ta trao cho ngươi. Hãy nghe kệ :

Vị minh ẩn hiển pháp, Phương thuyết giải thoát lý, Ư pháp tâm bất chứng, Vô sân diệc vô hỷ.

Dịch : Vì sáng pháp ẩn hiển, Mới nói lý giải thoát, Nơi pháp tâm chẳng chứng, Không sân cũng không hỷ.

Dặn dò xong, Ngài nhập nguyệt luân tam muội rồi hiện tướng thần biến vào Niết-bàn. Ngài sáng tác rất nhiều bộ luận để xiển dương giáo pháp Đại-Thừa :

1-Trung luận, 2-Thuận trung luận, 3-Thập nhị môn luận, 4-Đại-Thừa phá hữu luận, 5-Lục thập tụng như lý luận, 6- Đại-Thừa nhị thập tụng luận, 7-Thập bát không luận, 8-Hồi tránh luận, 9-Bồ- đề tư lương luận, 10-Bồ-đề tâm ly tướ ng luận, 11-Bồ- đề hạ nh kinh, 12-Thích ma ha diễn luận, 13-Khuyến phát chư vương yếu kệ, 14-Tán pháp giới tụng, 15-Quảng đại pháp nguyện tụng.

Bồ-Tát Mã-Minh là người khêu mồi ngọn đèn chánh pháp đại -thừa ; chính Ngài là người thắp sáng và truyền bá khắp nơi cho đến vô tận ngọn đuốc Đại- Thừa, Những tác phẩm của Ngài, bộ Trung-Luận có giá trị nhất, đến hiện nay đã dịch ra nhiều thứ chữ để truyền bá khắp thế giới


Xem thêm:

Bồ-Tát Long-Thọ

Phật pháp ứng dụng Bồ-Tát Long-Thọ

Ngài cũng có tên là Long-Thắng, dòng Phạm-Chí ở miền Tây-Ấn. Thuở nhỏ, Ngài bẩm tánh thông minh; vừa nghe Phạm-Chí tụng bốn kinh Phệ- Đà là Ngài thuộc lòng văn nghĩa. Đến 20 tuổi, Ngài đi châu du khắp các nước tìm học các môn thiên văn, địa lý, toán số, sấm ký và các học thuật của ngoại đạo. Môn nào Ngài học đến đều xuất sắc hơn mọi người. Nhơn một cơ duyên chẳng lành. Ngài nhận thực được các pháp là vô thường đau khổ nên vào núi ở ẩn. Số người tìm đến cầu học với Ngài rất đông.

Sau khi gặp Tổ Ca-Tỳ-Ma-La cảm hóa, Ngài xin xuất gia được Tổ độ cho và truyền cả tâm ấn. Từ đó, Ngài vân du thuyết pháp khắp nơi, lần lượt đến miền Nam-Ấn. Dân chúng xứ nầy chỉ sùng phước nghiệp, từ Ngài đến đem pháp yếu chỉ dạy, họ tự bảo nhau :< Chỉ phước nghiệp nầy là việc tối thắng, nói về Phật tánh thì đâu thể thấy >.

Ngài nhơn đó bảo họ : -Các ngươi nếu muốn thấy được Phật tánh thì trước hết phải bỏ tâm ngã mạn đi, mới có thể thấy được. Họ hỏi Ngài : -Phật tánh lớn hay nhỏ ? Ngài đáp : -Chẳng nhỏ chẳng lớn, không rộng không hẹp, không phước không báo, chẳng chết chẳng sống. Dân chúng nghe Ngài nói tột lý, vui mừng nguyện học pháp ấy. Ngài liền ngay trên tòa hóa thân như vầng mặt trăng. Dân chúng tuy nghe thuyết pháp mà không thấy có hình Ngài. Trong ấy có con một ông nhà giàu tên là Ca-Na-Đề-Bà, khi thấy thế liền cảm ngộ.

Đề-Bà bảo dân chúng : -Biết tướng nầy chăng ? Dân chúng thưa : -Chúng tôi không thể phân biệt được. Đề-Bà nói: -Đây là Bồ-Tát thị hiện để biểu thị Phật tánh, muốn chúng ta hiểu rõ vậy. Vô tướng tam muội giống như mặt trăng tròn là nghĩa Phật tánh rỗng rang sáng suốt. Đề-Bà nói dứt lời thì vầng trăng ẩn mất, Bồ-Tát hiện ngồi an nhiên chỗ cũ, nói kệ: Thân hiện viên nguyệt tướng, Dĩ biểu chư Phật thể, Thuyết pháp vô kỳ hình, Dụng biện phi thinh sắc.

Dịch : Thân hiện tướng trăng tròn, Để nêu thể các Phật, Nói pháp không hình ấy, Dùng rõ phi thinh sắc .

Toàn chúng nghe xong, đều cảm ngộ, cầu xin xuất gia. Ngài triệu tập các bậc thánh tăng đến truyền giới. Trong số xuất gia nầy, Đề-Bà là người dẫn đầu. Một quốc gia ở gần miền Nam-Ấn, có đến năm ngàn người tu theo ngoại đạo được nhiều phép lạ, Vua và quốc dân đều thọ giáo nơi họ, khiến đạo Phật mờ tối. Ngài thấy thế cảm động, bèn đổi hình thức, mặc áo trắng đợi mỗi khi vua ra thành, Ngài cầm cây cờ đi trước, hoặc ẩn hoặc hiện. Làm như thế đến bảy lần. Hôm nọ,vua lấy làm lạ kêu lại hỏi : -Ngươi là người gì dám đi trước ta, mà bắt không được, thả chẳng đi ?

Ngài đáp : -Tôi là người trí, biết tất cả việc. Vua nghe ngạc nhiên, muốn thí nghiệm nói: -Chư thiên nay đang làm gì ?

Ngài đáp : -Chư thiên đang đấu chiến với A-Tu-La. Vua hỏi : -Làm sao được biết ? Ngài đáp :-Nếu bệ hạ muốn biết chốc lát sẽ thấy chứng nghiệm. Quả nhiên, phút chốc thấy gươm giáo tay chơn ở trên không rơi xuống. Vua và quốc dân rất kính phục Ngài, nhơn đó, Ngài chuyển họ trở lại quy y Tam-Bảo. Hôm nọ, Ngài gọi Ca-Na-Đề-Bà đến dặn dò.

-Như-Lai lấy đại pháp nhãn tạng trao cho Tổ Ca-Diếp, cho đến đời ta, nay ta trao cho ngươi. Hãy nghe kệ :

Vị minh ẩn hiển pháp, Phương thuyết giải thoát lý, Ư pháp tâm bất chứng, Vô sân diệc vô hỷ.

Dịch : Vì sáng pháp ẩn hiển, Mới nói lý giải thoát, Nơi pháp tâm chẳng chứng, Không sân cũng không hỷ.

Dặn dò xong, Ngài nhập nguyệt luân tam muội rồi hiện tướng thần biến vào Niết-bàn. Ngài sáng tác rất nhiều bộ luận để xiển dương giáo pháp Đại-Thừa :

1-Trung luận, 2-Thuận trung luận, 3-Thập nhị môn luận, 4-Đại-Thừa phá hữu luận, 5-Lục thập tụng như lý luận, 6- Đại-Thừa nhị thập tụng luận, 7-Thập bát không luận, 8-Hồi tránh luận, 9-Bồ- đề tư lương luận, 10-Bồ-đề tâm ly tướ ng luận, 11-Bồ- đề hạ nh kinh, 12-Thích ma ha diễn luận, 13-Khuyến phát chư vương yếu kệ, 14-Tán pháp giới tụng, 15-Quảng đại pháp nguyện tụng.

Bồ-Tát Mã-Minh là người khêu mồi ngọn đèn chánh pháp đại -thừa ; chính Ngài là người thắp sáng và truyền bá khắp nơi cho đến vô tận ngọn đuốc Đại- Thừa, Những tác phẩm của Ngài, bộ Trung-Luận có giá trị nhất, đến hiện nay đã dịch ra nhiều thứ chữ để truyền bá khắp thế giới


Xem thêm:
Đọc thêm..